Nằm
nổi bật ở cuối phía nam Quảng trường Đỏ, Matxcơva, nhà thờ St. Basil
mang một không khí trang nghiêm đến lạ kỳ, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp
diễm lệ, đậm sắc truyền thống dân gian Nga...
Nằm nổi bật ở cuối phía nam Quảng trường Đỏ, Matxcơva, nhà
thờ St. Basil mang một không khí trang nghiêm đến lạ kỳ, nhưng vẫn toát
lên vẻ đẹp diễm lệ, đậm sắc truyền thống dân gian Nga.
1. Nhà thờ St. Basil (Nga)Đó là một công trình kiến trúc nhiều màu sắc gồm chín ngôi tháp
chóp hình củ hành trên đỉnh có một dấu thập thánh giá xây bằng gạch đỏ
theo kiểu Byzantine Nga, có chiều cao 81 m ở bên ngoài và 69 m ở bên
trong.
Những chiếc chóp củ hành đặc trưng
Công trình được xây dựng vào năm 1555 theo lệnh của "Ivan bạo
chúa", vị Sa hoàng đầu tiên của nước Nga, để kỷ niệm chiến thắng quân
Mông Cổ. Lúc đầu, nhà thờ này được đặt tên là "nhà thờ của sự cầu
nguyện" vì chiến thắng quân Mông cổ diễn ra đúng vào ngày Lễ cầu nguyện
cho Đức mẹ đồng trinh.
Năm 1561, công trình được hoàn thành, nhưng chỉ có tám tòa tháp
cùng đứng chung trên một nền, mỗi tòa tháp tượng trưng cho một lần đánh
thắng quân Mông Cổ. Đến năm 1588, khi tòa tháp thứ chín được xây dựng,
nhà thờ này được đổi tên thành "Nhà thờ thánh Basil".
Quảng trường đỏ, tháp đồng hồ Kremlin và nhà thờ St. Basil
Chắc chắn bạn sẽ thật ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lộng lẫy bên trong
nhà thờ St. Basil với các bức tường được trang trí bằng những hình ảnh
hoa lá màu lam tinh tế cùng những bức tranh thánh. Nhà thờ còn có nhiều
cầu thang gỗ âm trong tường mà một trong số đó chỉ mới được phát hiện
hồi đầu những năm 1970 trong một lần trùng tu. Đáng chú ý nhất có lẽ là
bàn thờ thánh, đặc trưng của các nhà thờ thánh Byzantine làm bằng cẩm
thạch có từ thế kỷ XVI.
Những bức tranh thánh với khung tranh thếp vàng
2. Nhà thờ Las Lajas (Colombia)Được xây dựng vào năm 1916 trên nền của một nhà thờ nhỏ có từ
thế kỷ 19, nhà thờ Las Lajas có vị trí vô cùng độc đáo, nằm trong lòng
một hẻm núi trên sông Guaitara (Colombia). Việc xây dựng nhà thờ được
gắn với một truyền thuyết ly kỳ về một người phụ nữ da đỏ tên là Maria
Mueces.
Nét hùng vĩ của không gian quanh nhà thờ
truyền thuyết kể rằng, một lần đi ngang qua đây, lúc đó, Maria
Mueces đang cõng trên lưng cô con gái Rose tàn tật vừa bị câm vừa bị
điếc. Bỗng nhiên, Rose cất tiếng yêu cầu mẹ đặt cô xuống hang núi trước
mặt. Đây là lần đầu tiên trong đời Rose cất tiếng nói. Cô bé đã vẽ lên
vách hang đá bức tranh nổi tiếng Đức mẹ đồng trinh Mary và con trai
(được gọi là “Đức mẹ làm phép lạ”) hiện đang được lưu giữ cẩn mật trong
nhà thờ.
Bức tranh đá “Đức mẹ làm phép lạ”
truyền thuyết trên liệu có thật hay không thì không ai dám
chắc. Thế nhưng, những nghiên cứu gần đây nhất vẫn chưa xác định được
chính xác những vật liệu dùng để vẽ lên bức tranh đá đó. Chính vì vậy mà
nhà thờ theo lối kiến trúc Gothic này được coi là một trong những nhà
thờ đẹp và bí ẩn nhất thế giới.
Làm lễ quanh bức tranh “Đức mẹ làm phép lạ”
3. Nhà thờ Sagrada Familia (Tây Ban Nha)Khi tới thăm nhà thờ Sagrada Familia nổi tiếng ở Barcelona, Tây
Ban Nha, cảm giác đầu tiên của tất cả các du khách đó là sự choáng ngợp
trước vẻ đẹp độc đáo của một công trình đồ sộ với nghệ thuật kiến trúc
tinh xảo và tỉ mỉ. Có thể nói Sagrada Familia xứng đáng được coi là một
trong những biểu tượng điển hình của "xứ sở bò tót".
Được bắt đầu khởi công từ năm 1882, cho đến nay, trải qua hơn
một trăm năm xây dựng, nhà thờ Sagrada Familia vẫn chưa được hoàn thiện.
Theo thiết kế ban đầu, Sagrada Familia được đặt trên một mảnh đất rộng
14.660 m2, khi hoàn tất sẽ có 18 tòa tháp, trong đó tòa tháp cao nhất
cao 170 m.
Hiện tại mới chỉ có tổng số 8 tòa tháp được hoàn thành và 4 tòa
khác đang tiếp tục được xây dựng. Sau đó, 5 tháp còn lại mới dần dần
được tiến hành xây dựng, bao gồm: tháp trung tâm có gắn cây thánh giá,
tháp Đức mẹ Mary, tháp Thánh phúc Âm ...
Công trình vẫn chưa hoàn thành
Sagrada Familia đuợc coi là công trình kiến trúc nổi tiếng nhất
mang đầy tâm huyết của một nhà kiến trúc sư tài ba có tên Antonio
Gaudi. Đây là tập hợp toàn bộ những đúc rút kinh nghiệm mà ông có được
trong cuộc sống và những công trình mà ông đã từng xây dựng.
Một trong những ý tưởng độc đáo của Gaudi là việc xây dựng các
tháp trụ, để đo được chính xác các góc nghiêng của các tháp trụ sao cho
chúng đứng cân bằng và hợp lực của nó đạt được độ chính xác cao nhất,
ông đã phát minh ra một phép đo lạ thường. Gaudi tạo ra một mô hình nhà
thờ nhỏ, trong đó các tháp trụ được thay thế bằng các dây treo.
Những chi tiết bên ngoài nhà thờ
Sau đó, ông treo ngược mô hình lên, dưới tác dụng của trọng
lực, các dây treo sẽ di chuyển đến vị trí sao cho cân bằng nhất. Bằng
phương pháp đó, ông đã đưa ra các con số chính xác cho góc nghiêng các
tháp trụ của công trình hiện tại. Độ nghiêng của các tháp trụ tạo nên
một cảm giác chông chênh nhưng rất ổn định của kiệt tác này.
4. Nhà thờ Hagia Sophia (Thổ Nhĩ Kỳ)Hagia Sophia - công trình kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách
kiến trúc kiểu Byzantine - là một điểm sáng của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
nổi bật với mái vòm lớn có đường kính lên đến 31 m. Hagia Sophia theo
tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Nhà thờ trí tuệ thần thánh của Chúa”.
Toàn cảnh nhà thờ
Nhà thờ này được xây dựng từ năm 532 đến năm 537 dưới thời
Hoàng đế Byzantine Justinian. Lúc đầu, tòa nhà được dùng làm nhà thờ
Thiên chúa giáo, sau đó, chuyển thành nhà thờ Hồi giáo, và nay là một
viện bảo tàng ở Istanbul, nổi tiếng với bộ sưu tập các thánh tích và một
bức tường tranh bằng bạc dài 15 m. Đây từng là nhà thờ của giáo hội
Chính thống giáo phương Đông và là nhà thờ lớn nhất thế giới trong gần
1.000 năm, cho đến khi nhà thờ Seville trung cổ hoàn thành vào năm 1520.
Kiến trúc bên trong
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bị đế quốc Ottoman chiếm đóng vào năm 1453,
Hagia Sophia bị biến thành nhà thờ Hồi giáo. Chuông khánh, bàn thờ,
tường tranh bị gỡ bỏ, nhiều phần nền khảm tranh bị trát vữa đè lên. Các
chi tiết kiến trúc Hồi giáo, chẳng hạn Hốc thờ hướng về Mecca, giảng đài
và 4 cái tháp ở bên ngoài được xây thêm trong thời của các Ottoman. Tòa
nhà là nơi thờ phụng của người Hồi giáo cho đến năm 1935, khi nó được
chính phủ Thổ Nhĩ Kì chuyển thành một viện bảo tàng.
5. Nhà thờ St.peter (Vatican)Nhà thờ thánh peter - trái tim của những tín đồ Cơ-đốc giáo -
là một trong bốn nhà thờ chính ở Vatican. Công trình kiến trúc đồ sộ này
bắt đầu được khởi công xây dựng vào ngày 18 tháng 4 năm 1506 trên nền
một nhà thờ cổ đã có1.200 năm tuổi theo lệnh của Giáo hoàng Julius II
với mong muốn đây sẽ là nơi chôn cất chính mình sau khi mất.
Nhà thờ St. peter và quảng trường
Quá trình thi công nhà thờ St.peter bị gián đoạn nhiều lần và
đã qua tay rất nhiều kiến trúc sư khác nhau, trong đó phải kể đến
Michelangelo, người đã thiết kế mái vòm nổi tiếng, một kỳ tích của kỹ
thuật xây dựng bởi đây là công trình xây bằng gạch có khoảng cách bắc
cầu tự do lớn nhất (dài 24 m, ở độ cao 120 m).
St. peter khi đêm về
Cuối cùng, cho đến năm 1626, công trình này mới thực sự hoàn
thành dài 187 m và cao 45 m, chưa kể đến quảng trường rộng hơn 2 ha có
sức chứa trên 60.000 người.